PHÔNG CHỮ KỸ THUẬT SỐ (Digital Fonts)Công nghiệp máy tính phát triển mạnh giúp cho lĩnh vực chế bản điện tử trong in ấn cũng phát triển theo. Một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển này chính là sự ra đời và hoàn thiện của phông chữ kỹ thuật số.Bài viết này giới thiệu với các bạn về quá trình hình thành, phân loại, và một số vấn đề liên quan đến phông chữ mà chúng ta đang sử dụng. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN LOẠI PHÔNG CHỮTrên thế giới ngày nay tồn tại 3 laọi phông chữ chính đó là:-Phông chữ Type 1 (phông chữ Postcript)-Phông chữ Type 3(phông chữ Postcript)-Phông chữ True TypeNgoài ra còn có chữ Type 0 (còn gọi là composite font) cũng là dạng Postcript dùng cho một số loại chữ không phải chữ Latinh.. Phông chữ Type 1: đựoc phát triễn từ hãng Adobe vào cuối thập niên 80 bởi sự ra đời của ngôn ngữ Postcript.Năm 1990, Adobe công bố phần mềm quản lý phông chữ Adobe Type Manager (ATM), cho phép hiển thị phông chữ Type 1 trên máy tính Macintosh, một cách sắc nét ở bất kỳ kích cỡ nào.Phông chữ Type 1 in được trên cả máy in Postcript và không Postcript.. Phông chữ Type 3: ra đời sau phông chữ Type 1 cũng vào cuối thập niên 80 do các nhà sản xuất khác ( không phải hãng Adobe) phát triển. Điểm đặc biệt là phông chữ Type 3 không có Hinting.Hinting là 1 thuộc tính tích hợp bên trong một phông chữ để giúp cho máy in biết được việc giữ tỷ lệ các đường in tạo thành một ký tự. Ví dụ đối với chữ M hoa. Hai nát gạch đứng có cùng chiều dài và chiều rộng. Nếu không có hinting, máy in có thể in một nét bằng 3 điểm in của máy và nát kia bằng 4 điểm in. Hinting sẽ đảm bảo sự bằng nhau về chiều dài và rộng của cả 2 nét này.Dù cả phông chữ Type 3 và Type 1 được viết dựa trên ngôn ngữ Postcript của hãng Adobe nhưng phông Type 3 khi xuất ra sẽ không được chính xác như type 1 và nó có thể dẫn đến việc nhảy chữ và các thuộc tính Kerning-Tracking bị thay đổi và điều quan trọng là phông chữ Type 3 không tương thích với ATM và các loại máy in không phải PostScript. Chính vì vậy mà người ta rất ít sử dụng phông chữ Type 3.. Phông chữ True Type: được hãng Adobe công bố chính thức vào name 1991 và tích hợp vào hệ điều hành Mac OS của mình. Đến đầu năm 1992 thì Microft đưa phông chữ True Type vào hệ điều hành Window 3.1 và phông chữ True Type trở thành tiêu chuẩn cho Window cho đến ngày nay, nó vừa in được trên máy in PostScript và không PostScript. Chính vì vậy mà trình quản lý phông trong Control Panel có thể quản lý được phông chữ True Type.THÀNH PHẦN CÁC LOẠI PHÔNG CHỮ Như đã trình bày ở trên, người ta rất ít sử dụng phông chữ Type 3 vì vậy chúng tôi chỉ đề cập đến phông chữ Type 1 và True Type.. Phông chữ Type 1: gồm hai thành phần là phông chữ màn hình là phông chữ máy in.Phông chữ màn hình (sreen font): còn gọi là phông chữ bitmap làm nhiệm vụ hiển thị phông chữ trên màn hình. Tuy nhiên cũnng có một số phông chữ bitmap được viết kèm với kích cỡ phông chữ chẳng hạn phông chữ FZhand10, nay thực sự chỉ là phông chữ bitmap không có thành phần outline, chữ trên màn hình bị gai chưng ta vẫn có thể in ra phông chữ PostScript được (dĩ nhiên là cũng bị gai). Nói như vậy có nghĩa là phông chữ bitmap that ra không phải chỉ để hiển thị trên màn hình mà cũng có thể in được (với một phông chữ đặc bịêt).Phông chữ máy in (Printer font): còn gọi là phông chữ outline.Nó gồm thuộc tính thu phóng kích thước chữ và chứa đựng thông tin về các đường Bezier tạo nên chữ sẽ được chuyển đến máy in PostScript có độ phân giải cao khi ta in ra . Những thông tin này cho phép phông chữ in ra sắc nét , trơn tru ở bất kỳ kích thước phông chữ nào khi ta đặt trong các ứng dụng ; máy in sẽ tự tính tóan hình dạng , kích thước kí tự khi in sao cho tương ứng với kích cỡ phông chữ được thiết đặt trong ứng dụng . Phông chữ Type 1 được máy in in với độ phân giải cao nhất có thể có của máy do đặc tính không phụ thuộc vào độ phân giải .Phông chữ máy in và phông chữ màn hình được thể hiện rất rõ trên máy tính macintosh . Nếu chúng ta chỉ có phông chư bitmap ( hoặc khách hành khi xuất phim chỉ sao chép phông chữ bitmap ) ta sẽ thấy phông chữ bị gai , không trơn tru trên màn hình và khi in ra các máy in PostScript nó cũng bị gai hoặc có thể máy in báo lỗi thiếu phông chữ mà không in đựoc . Lúc này cần phải dùng chương trình tạo phông chữ máy in . Vì vậy khi cần sao chép phông chữ Type 1 ta phải lưu ý sao chép đủ cả hai thành phần của một phông chữ.Đối với máy PC, một phông chữ Type 1 cũng gồm có hai thành phần.PFM và *.PFB. Khi ta sao chép phông chữ cũng phải sao chép đủ cả hai thành phần này vì thành phần PFM là phông metric dùng để nhận dạng phông chữ khi nạp vào máy tính còn thành phần PFB là thành phần thật sự tạo nên phông chữ. Nếu chỉ có một thành phần PFM ta có thể nhìn thấy phông chữ khi nạp vào ATM (chẳng hạn) nhưng máy sẽ báo không tìm thấy thành phần PFB kết quả là phông chữ không sử dụng được. Còn nếu chỉ sao chép thành phần PFB thài máy sẽ không nhìn thấy pjông chữ khi nạp..Phông chữ True Type: đơn giản hơn, chỉ gồm một thành phần duy hất. Trên Mac chỉ có một file suitcase, trên PC file có dạng *.ttf.Phông chữ True Type khi in ra máy in PostScript thường sẽ tự động dược chuyển thành dạng PostScript.Tuy nhiên có một số phông chữ máy in không chuyển đúng dẫn đến tình trạng chữ bị dính lại toàn bộ, các thuộc tính thiết đặc trên ứng dụng bị thay đổi hoàn tòan nhất là một số phông chữ True Type bị lỗi sang dạng phông chữ Type 1.Một số trường hợp tài liệu sử dụng ph6ng chữ Type 1 nhưng khi in, máy in báo lỗi “font not found”, nếu ta không nạp chữ Type 1 và thay bằng True Type máy sẽ in được .Điều này xảy ra là do tên họ và tên PostScript của phông chữ Type 1 không giống nhau. Ví dụ phông chữ Helve ở dạng Normal có tên họ phông chữ là Helve nhưng tên PostScript là Helve-Normal. Lúc đó ta chị cần đổi tên lại cho giống nhau. (Tên họ phông chữ và tên PostScript đựơc thay đổi khi dùng Fontograper để mở một phông chữ).CHUYỂN DẠNG PHÔNG CHỮỞ Việt Nam, đa số các nhà thiết kế, tạo mẫu sử dụng máy PC để làm việc. Trong một số trường hợp,chẳng hạn file từ nước ngoài gửi về sử dụng phông chữ máy Mac mà ta cần chuển sang phông chữ PC hoặc lại cần chuyển từ phông chữ True Type sang Type 1 và ngược lại thì chúng ta cần đến một phần mềm chuyên dụng để chuyển đổi.Phần mềm tốt nhất có thể chuyển đổi là Fontographer 3.5 hoặc mới hơn do hãng Macromedia phát triển.Fontographer có thể chuyển phông chữ True Type và Type 1 từ Mac sang Windows và ngược lại. Có thể dễ dàng tìm thấy phần mềm này ở nhiều cửaa haàang CD trong thành phố chạy trên cả PC lẫn Mac.Một chương trình nữa là CrossFont 1.3 hoặc mới hơn được viết bởi hãng Acute Sofware. Chương trình này chạy trên Window và có thể chuyển đổi phông chữ True Type và Type 1 của Mac sang Window và ngược lại. Nếu không mua được đĩa CD bạn có thể download từ website:
www.asy.com.QUẢN LÝ PHÔNG CHỮChúng ta nên sử dụng các chương trình quản lý phông chữ để quản lý phông chữ đễ quản lý tất cả các phông chữ trên máy tính. Chương trình quản lý phông chữ được quản lý phông chữ nhiều nhất là ATM và ATM Deluxe for Mac & PC và chương trình Suitcase for Mac.Khi dùng các chương trình này, cần sử dụng phông chữ gì thì chúng ta kích họat phông chữ đó, tánh tình trạng nạp tòan bộ phông chữ True Type ( chẳng hạn VNI và Bách Khoa True Type ) vào Font trong Control Panel vì khi chạy một ứng dụng bất kỳ, chúng sẽ phải quản lý tòan bộ phông chữ dẫn đến việc làm chậm chương trình.Đối với PC, cần lưu ý rằng ATM vừa có thể quản lý phông chữ True Type và PostScript nhưng Windows chỉ quản ký phông chữ True Type(trong trường hợp bị lỗi phông chữ ta thử xem phông chữ nào có thể in được) nhưng hãy cẩn thận, taì liệu của bạn có thể đang dùng True Type do Windows quản lý.Lúc này cần bỏ tòan bộ phông chữ trong Font của Control Panel (trừ các phông chữ chuẩn của Window như Sanserif, MSsanerif, Arial…).CHUẨN BỊ PHÔNG CHỮ ĐỂ XUẤTSau khi hòan chỉnh một bản thiết kế, trước khi gửi đi xuất phim bạn phải kèm theo tòan bộ phông chữ đã sử dụng trong tài liệu..Nếu là file đồ họa ( Freehand, Adobe lllustrator hoặc Corel Draw ) chúng ta nên chuyển đổi chữ sang dạng đường cong Bezier, ta nên quan sát ở chế độ Aerwork (or Wireframe) và phóng lớn các ký tự để kiểm tra. Nếu có những ký tự khi chuyes63n đổi chúng không liền nét mà bị tách đôi nghĩa là phông chữ bị lỗi, khi in sang cá máy in PostScripe máy sẽ báo lỗi “Curve to”và không có cách nào in được file đ, trừ khi ta dùng lệnh Combine từng ký tự một hay sử dụng lại file chưa chuyển đổi chữ sang dạng đường cong Benzier..Đối với các file dàn trang như Quark Xpress, Page Maker hay Adobe Indesign ta cần góp nhặt hoặc đóng gói tất cả các thành phần của file kể cả phông chữ vào 1 thư mục để gửi xuất phim.Đối với Quark Xpress: chọn File – Collecr for Output.Đối với Page Maker: chọn File- Save as và đánh dấu All linked file. Tuy nhiên chức năng này chỉ góp nhặt tòan bộ hình ảnh trong file cùng với file P65 chứ không bao gồm phông chữ.Một cách khác mà bạn có thể chọn:Utilities – Pluglns – Save for Service Provider.Trong Summary chọn Preflight Pub để kiểm tra,sau đó chọn Package rồi chỉ đừơng dẫn vào thư mục Output nào đó và trong thành phần Include đánh dấu Copy fonts rồi chọn Save. Thao tác này ngoài việc đóng gói file còn chép theo tòan bộ phông chữ sử dụng trong tài liệu của bạn.Nếu trên máy của bạn không có Plug-Ins này bạn có thể download từ địa chỉ
www.adobe.com về rồi chép vào:PM65\RSRC\US English\PluginsĐối với Adobe Indesign chọn File-Prefight để kiểm tra sau đó chọn Package và đánh dấu copy Font và Linked Graphic.Sau khi sao chép theo phông chữ chúng ta có thể yêu cầu nhân viên xuất phim nên nạp các phông chữ của chúng ta vào, không nạp các phông chữ đang có trên máy họ rồi mới mở file của chúng ta để tránh trường hợp chữ bị chạy và tòan bộ Kerning và Tracking bị thay đổi vì cùng là 1 phông chữ (chẳng hạn Helvetica) nhưng trên máy của chúng ta là phông chữ đã cập nhật mới ( có thay đổi thuộc tính phômg chữ ) hoặc là phông chữ của chúng ta cũ hơn so với phông chữ tại nơi xuất phim sẽ gây nên tình trạng trên.
Dentsu Alpha LTD 65 Le Loi 13 FLR Sai Gon Center***One Team - One Focus
View more latest threads same category: