|
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() - Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé. - Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm. - Lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa. - Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm. Việc điều trị hăm da không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, sử dụng thuốc mà phải giải quyết nguyên nhân gây hăm da. - Ngừng ngay việc bôi phấn rôm và các loại kem dưỡng da cho bé. - Thay loại tã lót khác nếu bé bị phản ứng với tã lót cũ. - Thức ăn dặm cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa món cũ và món mới để cơ thể bé quen dần. - Điều trị triệt để bệnh tiêu chảy của bé, chú ý phòng chống mất nước và muối khoáng… Thường sau khi được vệ sinh và chăm sóc tốt, tình trạng hăm da sẽ được cải thiện đáng kể nhưng điều này phải được duy trì thường xuyên khi chăm sóc bé. Cần đưa em bé đến bệnh viện nếu có một trong các yếu tố sau: hăm da vẫn tiếp diễn sau một tuần thực hiện những biện pháp khắc phục nêu trên; hăm da ở bé chưa được 6 tuần tuổi; bé bị hăm kèm theo sốt; da bị hăm có mụn mủ hoặc vết loét; da vùng hăm sưng tấy; bé bị hăm ở cả những vùng da khác ngoài vùng mông – sinh dục. |