|
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
![]() Dịch và biên soạn: Quỳnh Mai - Công ty CP Sắc màu TUMACHI (Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng lại các thông tin này) Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về lịch sử ngành chế bản từ năm 1984 trở lại đây, tập trung vào các hệ thống thiết bị để bàn phục vụ xuất bản. Các thông tin sâu hơn về các hệ thống chế bản điện tử truyền thống như các sản phẩm của Compugraphic, Berthold hay Scangraphic sẽ được cung cấp trong các bài viết sau. Thập kỷ 80: thời kỳ của các thiết bị xuất bản để bàn Trong những năm đầu thập kỷ 80 có rất nhiều công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, và nhiều trong số chúng vẫn còn được sử dụng đến ngày hôm nay. IBM cho ra mắt chiếc PC của mình, Apple Lisa cho ra đời loạt giao diện đồ hoạ đầu tiên mà sau này trở nên thông dụng với sản phẩm Macintosh. Năm 1985 hãng Apple LaserWriter và Aldus PageMaker nhảy vào cuộc và cuộc cách mạng trong ngành thiết bị xuất bản để bàn bắt đầu. Giờ đây một nhà thiết kế có khả năng tạo ra một trang thiết kế hoàn chỉnh bằng cách sử dụng các máy tính tiêu chuẩn và các phần mềm cài đặt sẵn. Thiết bị Linotronic của Linotype cho các kết quả đầu ra chất lượng cao trên phim hoặc giấy. Tiếp theo là sự xuất hiện của các ứng dụng cho Mac và PC, ngay sau đó là các chương trình vẽ như Illustrator và vẽ tự do. Các màn hình lớn hơn, tính năng làm việc theo mạng nhanh hơn và hỗ trợ nâng cao cho các thiết bị ngoại vi thông qua các tiêu chuẩn như SCSI đã giúp cho thị trường trưởng thành nhanh chóng. Những mốc phát triển chính: • 1980: Ethernet xuất hiện. • 1981: IBM PC cho ra các máy tính cá nhân phục vụ cho giới kinh doanh. • 1982: Adobe ra đời, Sony tung ra màn hình Trinitron đầu tiên, Sun ra đời. • 1983: Apple Lisa giới thiệu giao diện và chuột đồ hoạ, Creo ra đời • 1984: Apple Macintosh được tung ra thị trường, Adobe có PostScript, Linotype giới thiệu máy ghi phim Linotronic 300. • Apple Macintosh là thế hệ máy tính có tính đột phá, lần đầu tiên kết hợp được giao diện đồ hoạ cho người sử dụng với chuột, với mức giá “hợp lý” là $2490 (có tính đến lạm phát thì hiện nay tương đương khoảng hơn $5000). Cho dù bộ nhớ chỉ khoảng 128K, thiết bị này có một ổ riêng 400K và màn hình 9-inch có độ phân giải 512×342 pixels, nó vẫn là thiết bị hàng đầu tại thời điểm đó và có ảnh hưởng mạnh đến thị trường thiết kế đồ hoạ. • Adobe tung ra sản phẩm PostScript, một ngôn ngữ đinh dạng trang được sử dụng để quản lý các thiết bị đầu ra như máy in laser. Nó đem lại những lợi ích to lớn mà những hệ thống hiện hành không thể có được: ngôn ngữ là dạng thiết bị độc lập cho phép một file PostScript có thể in ra ở cả máy in laser 300 dpi cũng như ở các máy ghi phim độ phân giải cao. Bất kỳ nhà sản xuất nào có thể mua giấy phép sản xuất bộ mã hoá PostScript và các thông số của nó đều có thể tự do tìm các công ty viết phần mềm để sử dụng các tính năng hữu hiệu của nó. • Linotype giới thiệu máy ghi phim Linotronic 300, thiết bị đầu ra 2400 dpi đầu tiên đi cùng với một PostScript RIP. • 1985: Apple LaserWriter và Aldus PageMaker châm ngòi cho cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết bị để bàn phục vụ xuất bản. • Apple bắt đầu tìm kiếm một “ứng dụng sát thủ” nhằm đẩy mạnh doanh thu bán hàng của dòng máy Macintosh. Steve Jobs thuyết phục John Warnock của Adobe tạo ra bộ điều khiển PostScript cho máy Apple LaserWriter, cho phép tạo ra các trang “có chất lượng như máy xếp chữ”. • Apple và Adobe đã rất may mắn khi từ một bước khởi đầu nhỏ đã tạo ra một ứng dụng có thể khai thác triệt để Mac và LaserWriter. Công ty có tên Aldus và sản phẩm phần mềm của họ tên gọi là PageMaker. Paul Brainerd từ Aldus lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xuất bản để bàn” để mô tả về phần mềm mà họ chào bán. • Microsoft giới thiệu Windows 1.0. Bạn có thể chia các ổ chính thành các phần độc lập cho mỗi ứng dụng và tối đa / tối thiểu hoá mỗi ứng dụng. • Scitex Handshake kết nối Macs đến các hệ thống chế bản Response cao cấp. Hợp tác chặt chẽ với các đối thủ cạnh tranh như Crosfield, Dainippon Screen và Hell, một bộ Digital Data Exchange Standards đã được phát triển để chuẩn hoá thông tin trao đổi giữa các hệ thống. • Atari tung ra dòng sản phẩm Atari ST, loại máy tính cá nhân mà vẫn còn được ưa chuộng cho đến những năm đầu thập kỷ 90. Cuối những năm 80, các hệ máy Atari và máy in laser kết hợp với phần mềm như Calamus và trở thành hệ thống máy để bàn phục vụ xuất bản phổ biến tại nhiều nước như Đức. (còn tiếp) View more latest threads same category:
|