PDA

View Full Version : Mẹ tham khảo cách hay trị hăm tã cho bé (p1)


realsteal_13579
12-10-2015, 08:55 PM
Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa.

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Đó là hiện tượng da bé có màu hồng nhạt, tạo vảy mỏng, đôi khi có mụn nước bóng, nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng. Hăm da làm cho bé rất khó chịu nên thường ngủ không yên giấc, hay quấy và khóc toáng lên mỗi khi tã ướt chưa kịp thay hoặc khi lau rửa chạm vào vùng da bị hăm.

Đâu là nguyên nhân?

Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt (vì nước tiểu và phân ứ lại). Khi xưa, các mẹ thường quấn tã vải và “độn” thêm miếng vải xô cho bé nên sau khi bé tè, ị mà mẹ chưa kịp thay thì sự ướt át đó cộng thêm sự phát tác của vi khuẩn khiến bé rất dễ bị hăm. Hoặc mẹ cũng thay kịp thời nhưng bận nên không rửa sạch sẽ cho bé thì cũng tạo cơ hội cho hăm xuất hiện.
http://www.eva.vn/upload/4-2011/images/2011-10-25/1319536388-be-ham-ta.jpg
Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt. (Ảnh minh họa).

Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa. Bỉm hơn hẳn tã lót bằng vải thông thường ở chỗ có thể hạn chế phân và nước tiểu dính nhoe nhoét vào vùng kín của bé nhưng vẫn làm cho việc thoát hơi nước ở đó bị ngưng trệ. Mùa lạnh thì còn đỡ, mùa nóng mà đeo một chiếc bỉm suốt mấy tiếng đồng hồ thì bí bách vô cùng. Đã thế, mẹ còn phó mặc cho bỉm, cứ vô tư buôn chuyện hoặc làm nhiều việc khác mà quên thay rửa cho con để đến khi nhớ ra thì em bé đã phải mang một chiếc bỉm nặng trịch mất rồi!

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bé bị kích ứng với chất liệu của tã lót, do tã lót của bé không được sạch sẽ, bé bị quấn tã quá chặt, bé chuyển sang ăn thức ăn mới, bé bị tiêu chảy kéo dài…