PDA

View Full Version : Dịch vụ vận chuyển container Quốc tế


kieudienk
16-03-2015, 10:59 PM
Là một trong những công ty vận tải container hàng đầu tại Việt Nam, Shuttle Cargo hiểu rằng các chủ hàng hay người gửi hàng luôn phải tìm cách tối ưu hoá các giải pháp vận chuyển hàng để giảm thiểu chi phí logistics từ đó gia tăng lợi nhuận và tăng giá trị cạnh tranh vì vậy Shuttle Cargo đã cung cấp các giải pháp và dịch vụ vận tải container đa phương thức và đa dạng hóa dịch vụ đi Quốc tế chuyên nghiệp nhất hiện nay. Có thể nói đây là mô hình được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển.
Hotline 24/7 : 0938.645.664 Ms.Kiều -- 0903.751.981 Mr.Tâm
Trong vận tải container, hai hình thức hay đư/ợc nhắc đến là vận chuyển nguyên container (FCL) và vận chuyển hàng lẻ (LCL). Shuttle Cargo sẽ tư vấn cho khách hàng giải pháp vận chuyển phù hợp với chi phí và dịch vụ tốt nhất.

http://shuttlecargo.com.vn/vi/wp-content/uploads/2015/03/van-tai-container-quoc-te.jpg

Vận tải container cũng đặc thù bởi việc áp dụng phổ biến của các loại phụ phí cước biển. Một trong những nguyên nhân là để các hãng tàu chủ động cân đối dòng thu nhập mà không cần thay đổi biểu cước đã công bố. Các phụ phí phổ biến như: BAF, CAF, THC, CIC…

Một số ưu điểm của dịch vụ vận chuyển container Quốc tế (http://shuttlecargo.com.vn/vi/dich-vu-van-chuyen-container-quoc-te/) như sau:

– Đảm bảo chất lượng hàng hóa 100% trong quá trình vận chuyển, bằng việc sử dụng các container chuyên dụng được làm từ các nguyên vật liệu bền và cứng, hàng hóa của sẽ luôn được bảo đảm tuyệt đối khỏi các tác nhân gây hại như: thời tiết như mưa, bụi, gió .v.v…

– Dễ dàng chuyển đổi hàng hóa trong trường hợp chuyển sang phương tiện vận chuyển khác

– Và ưu điểm trên đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc hình thành sự phát triển hình thức vận tải đa phương thức tại Việt Nam.

Nếu như Quý khách đang phân vân không biết nên chọn nhà cung cấp dịch vụ nào cho việc vận chuyển hàng hóa đi Quốc tế của mình cũng như muốn tìm cho mình một giải pháp tối ưu nhất về chi phí, hãy liên hệ ngay với Shuttle Cargo chúng tôi để được nhận chi phí ưu đãi nhất trong thời điểm hiện nay.

Shuttle Cargo chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển container đi Quốc tế cho các hạng mục:

– Vận chuyển container bằng đường biển.
– Vận chuyển container bằng hàng không.
– Vận chuyển container bằng đường bộ.

Hotline 24/7 : 0938.645.664 Ms.Kiều -- 0903.751.981 Mr.Tâm
CÔNG TY TNHH DV HH CON THOI – SHUTTLE CARGO
Địa Chỉ: 351/31 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh
Điện thoại: 08 5445 2260
Fax: 08 5445 2271- 54452272

trkient8
26-03-2015, 09:44 AM
Để có thể sở hữu các cảng biển, đòi hỏi cần số vốn đầu tư khổng lồ, song đó không phải trở ngại đối với một số nhà đầu tư trong nước. Nhiều “đại gia” đang tham vọng đặt chân vào “mảnh đất màu mỡ” này khiến danh sách nhà đầu tư đăng ký đầu tư cảng biển ngày càng dài ra, trở thành “làn sóng” lớn dần.
Mở cửa…

Vào khoảng giữa năm 2014, theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), một loạt công ty vận chuyển hàng hoá (http://vanchuyenhanghoavn.vn) kinh doanh cảng biển như Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh đã tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) một cách dồn dập, tuy nhiên, kết quả đã không như mong đợi.

http://imagizer.imageshack.us/v2/500x339q90/661/JYCtDt.jpg

Lượng cổ phần bán được chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng chào bán, tạo nên hiện tượng “IPO và ế”. Chỉ vài tháng, thị trường đã chứng kiến “gió đổi chiều”, đợt IPO lần 2 của cảng Đà Nẵng, năm nhà đầu tư cá nhân đã mua hết 13,2 triệu cổ phần được chào bán, với giá bình quân 15.677 đồng/cổ phần, cao vọt hẳn so với mức giá khởi điểm 12 nghìn đồng trước đó. Cảng Hải Phòng và Cảng Quảng Ninh cũng “đắt khách” với đề xuất chuyển nhượng của Quỹ đầu tư Oman và Tập đoàn T&T. Cuối năm 2014, phiên đấu giá cổ phần cảng Nghệ Tĩnh, 47 nhà đầu tư đã đăng ký mua hơn 8,57 triệu cổ phần, gấp 2,2 lần số cổ phần chào bán. Công ty Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) đã đề xuất và được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận cho phép mua lại toàn bộ số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của Vinalines tại Cảng Nha Trang. Chưa hết, Vingroup tiếp tục đề xuất mua 80% số cổ phần Cảng Sài Gòn trước khi Nhà nước thoái vốn với mức không thấp hơn giá IPO dự kiến diễn ra vào giữa năm nay. Với Cảng Hải Phòng, Vingroup đề nghị mua lại 80% số phần vốn nhà nước với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân mà các nhà đầu tư đã bỏ ra để trở thành cổ đông của cảng.

Sở dĩ có hiện tượng “gió đổi chiều” này là do Chính phủ đã thay đổi chủ trương, Nhà nước không cần nắm tỷ lệ chi phối tại các DNNN, thoái vốn sâu hơn tại các cảng biển khi tiến hành cổ phần hóa. Việc Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại các DN cổ phần hóa vẫn bị đánh giá là cản trở khiến cho nhà đầu tư không mặn mà với các đợt IPO. Khi nút thắt này được mở, sức hấp dẫn của DN đã được nâng lên. Theo đó, Nhà nước chỉ giữ 51% vốn tại các cảng lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn và nắm 49% tại các cảng Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh (thay vì 75% như trước đó), các cảng còn lại có thể thoái vốn toàn bộ. Thậm chí, Cảng Quảng Ninh (cảng lớn thứ hai miền bắc) đã được Tập đoàn T&T nhiều lần có văn bản đề xuất Bộ GTVT được nhận chuyển nhượng 100% cổ phần Nhà nước tại cảng.

Đơn vị chủ quản (Tổng công ty Vinalines) của Cảng Quảng Ninh đề xuất Bộ GTVT cho phép chuyển nhượng toàn bộ 49 triệu cổ phần của cảng (hơn 98% vốn điều lệ) mà Vinalines đang nắm giữ cho Tập đoàn T&T với giá 10 nghìn đồng/cổ phần.

Số vốn khoảng 500 tỷ đồng để thay thế vai trò cổ đông chi phối, tuy không nhỏ nhưng cũng không đến mức khiến tập đoàn T&T phải đau đầu.

Theo một nguồn tin, hiện Bộ GTVT đã chấp thuận đề xuất nêu trên. Đầu tư vào cảng biển, nếu nhà đầu tư có năng lực quản trị tốt, sẽ thu lợi nhuận cao và bền vững, còn Vinalines cũng có một khoản tài chính cần thiết giúp tái cơ cấu DN.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, kinh doanh cảng biển đem lại tỷ suất lợi nhuận trung bình 14%. Thống kê một số DN cảng biển đang niêm yết trên sàn giao dịch, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần trung bình lên tới 29,5%. Đầu tư vào cảng và thị trường tăng trưởng ổn định 10% đến 15% như hiện nay, đó là sự đầu tư có khả năng sinh lời mơ ước của nhiều nhà đầu tư.

Nguồn từ báo Nhân dân

trkient8
09-04-2015, 10:49 AM
Từ khi ngành Đường sắt kêu gọi vốn cho 17 dự án XHH đường sắt, đã có nhiều “ông lớn” sốt sắng tham gia.

Từ khi ngành Đường sắt công khai kêu gọi vốn cho 17 dự án xã hội hóa đường sắt, đã có nhiều “ông lớn” sốt sắng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là “khơi thông” cơ chế và gỡ các thủ tục đang còn vướng mắc để các dự án này nhanh chóng được hiện thực hóa.

http://imagizer.imageshack.us/v2/500x333q90/903/DI4uDr.jpg

Cơ chế vướng

Chưa có quy hoạch, thiếu sự vào cuộc quyết liệt nên việc kêu gọi đầu tư xã hội hóa vào đường sắt đang chậm. Ngay cả một đề án quan trọng là đề án container vận tải đường sắt để “chia lửa” cho đường bộ cũng đang thực hiện rất chậm.

“Chúng tôi muốn thu hút vốn đầu tư của họ và còn thu hút được cả luồng container của họ đang đi trên đường bộ nữa. Nếu quyết định được thì trong tháng này sẽ bắt tay làm ngay. Vấn đề ở đây là, phải sớm quyết định theo hình thức nào để triển khai”, ông Tùng nói.

Không chỉ có kho bãi, một số tuyến đường sắt cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Ông Nguyễn Danh Huy, Trưởng ban PPP Bộ GTVT cho biết, tuyến vận chuyển hàng đi Hải Phòng (http://vanchuyenhanghoavn.vn/van-chuyen-hang-hoa-di-hai-phong.html) đang có Tập đoàn Phát triển công cộng Ý – Thái nghiên cứu đầu tư một tuyến đường mới trong phạm vi hành lang đường sắt hiện nay, phải giải tỏa khoảng 10km. Bộ GTVT đang hỗ trợ để hoàn thiện thủ tục.

Còn ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, việc xã hội hóa liên quan đến cơ chế và nhiều bộ phận nữa. Nếu không mời Nhà đầu tư ngoài ngành, Nhà nước cũng không có vốn để đầu tư. Vấn đề là vướng cơ chế. Nhà đầu tư khi đầu tư vào đường sắt thì được cái gì? Bao năm hoàn vốn, có lãi và đường sắt được cái gì cần phải rõ ràng. Ví dụ như bãi hàng ở Yên Viên, hay các kho bãi khác, nhà đầu tư sẽ đầu tư toàn bộ và được thu phí lưu kho, bốc xếp trong bao nhiêu năm. Còn đường sắt sẽ được công nghệ vận tải hiện đại, có kho bãi…

Bộ trưởng Thăng làm Trưởng ban chỉ đạo xã hội hóa hạ tầng đường sắt

Từ những vướng mắc về cơ chế như trên, ông Vũ Tá Tùng đề xuất có cơ chế đổi hạ tầng lấy công trình. “Ga Sài Gòn cũng đang có Tập đoàn của Hàn Quốc liên doanh với đối tác ở TP Hồ Chí Minh rất nhiệt tình đầu tư xây dựng tổ hợp vận tải và thương mại dịch vụ. Nhưng cái khó hiện nay là quy hoạch chi tiết chưa có. Cần có cơ chế để chào mời nhà đầu tư hơn nữa”, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết.

Tại cuộc họp mới đây với VNR, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, việc kêu gọi xã hội hóa đang chậm, một phần do vướng cơ chế nhưng phần khác là do các cơ quan, đơn vị của Bộ chưa vào cuộc thực sự để tháo gỡ khó khăn.

“Các cục, vụ phải có cách gỡ cho đường sắt chứ. Cứ làm như thế thì bao giờ container lên được đường sắt”, Bộ trưởng gay gắt và yêu cầu các đơn vị liên quan phải trực tiếp tham mưu cho doanh nghiệp, sao lại cứ cản trở doanh nghiệp.

Bộ trưởng cho rằng Yên Viên lẽ ra phải làm lâu rồi, kể cả nhà đầu tư yêu cầu Nhà nước làm mấy km đường sắt cũng được, coi đấy là phần vốn góp Nhà nước. “Tôi sẽ trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo thực hiện xã hội hóa kết cấu hạ tầng đường sắt. Tôi cũng sẽ trực tiếp làm việc với nhà đầu tư tuyến Hà Nội – Hải Phòng để đẩy nhanh tiến độ. Nhà đầu tư làm tuyến mới 1.435 mm là đúng chủ trương, chiến lược và quy hoạch nên cần phải thúc đẩy, làm nhanh lên. Đề án container thành công thì tốt quá, doanh nghiệp tốt, dân hưởng lợi, không ùn tắc và TNGT”.

Cũng tại cuộc họp trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đồng ý ga Yên Viên sẽ được làm theo hình thức BOT.

Thực tế cho thấy, khi nguồn vốn hạn hẹp, việc kêu gọi các nhà đầu tư xã hội hóa là một hướng đi đúng, đôi bên cùng có lợi. Ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) cho biết, đơn vị này đã có riêng một đề án vận tải container giảm tải cho đường 5 nhưng hai năm qua không làm được do đường sắt không có cơ sở tác nghiệp container hiện đại như một cảng thông quan nội địa (ICD).

“Nếu có Trung tâm logistics ở Yên Viên sẽ hút được toàn bộ luồng hàng container đường biển. Một đối tác chuyên kinh doanh logistics của Singapore liên doanh với công ty Logistics đường sắt ITL và công ty Ratraco muốn đầu tư vào Yên Viên theo hình thức thuê mặt bằng, bỏ tiền đầu tư toàn bộ và quan trọng là khai thác container”.

Ông Vũ Tá Tùng
Tổng giám đốc
Tổng công ty Đường sắt VN

Theo báo Giao thông.