PDA

View Full Version : Lý thuyết về màu sắc


quangnguyen
03-07-2012, 01:24 PM
<br>
0. Giới thiệu Mô phỏng lại màu sắc có thể là phần khó nhất trong thiết kế và quy trình sản xuất. Đôi khi có những cái được gán “đại” cho màu nào đó hoặc đến khi nhìn thấy bản in và nhận ra rằng nó không giống màu mình mong muốn. Quả táo màu đỏ mà bạn đã chụp hoặc scan, khi đặt vào PageMaker (Một ứng dụng đồ họa) mất đi sự tươi tắn làm bạn rất bối rối không hiểu sao lại thế.Rất tiếc đó là tự nhiên. Bạn không thể đặt quả táo vào trang in giống như quả táo cầm trên tay. Bạn trông nó tương tự nhưng không giống nhau, tất cả là do sự khác biệt giữa màu tự nhiên và màu pha chế đùng để tái tạo lại tự nhiên.Hiện tương quan sát thiên nhiên dựa vào nhóm 3 yếu tố: Ánh sáng tự nhiên, sự phản xạ / hoặc truyền dẫn ánh sáng và đặc điểm sinh lý của mắt. Mỗi yếu tố đóng 1 vai trò không thể thiếu nếu thiếu 1 yếu tố, màu sắc sẽ không được nhìn thấy.Về khái quát, chúng ta nhìn thấy màu sắc khi có 1 nguồn sáng phát ra 1 chùm tia riêng biệt có các bước sóng có màu sắc khác nhau. Vật thể phản xạ (hoặc truyền) ánh sáng theo những bước sóng khác, đó là những gì mà tế bào nhận kích thích ánh sáng của mắt người nhận được. Những tế bào này gửi những kích thích lên não, giúp chúng ta nhân biết được màu sắc.Những khía cạnh này sẽ được giải thích kỹ hơn trong các phần sau:1. Áng sáng và Màu sắc2. Áng sáng và các vấn đề liên quan3. Mắt người4. Các tác nhân khác1. Bản chất của Ánh sáng và Màu sắcÁnh sáng là sóng điện tử (EM) - sự giao động của điện – từ trường trong tự nhiên. Đơn giản hơn, ánh sáng là năng lượng và hiện tượng màu sắc được tạo ra qua quá trình tương tác giữa năng lượng và vật chất. Để có một điểm tựa khi bàn về màu sắc, chúng ta cần có 1 cái nhìn khái quát về đặc tính vật lý của ánh sáng và bản chất cụ thể của nguồn sáng.Ánh sáng có đặc tính của cả sóng và hạt. Hạt ánh sáng, gọi là photons, sinh ra từ nguồn sáng dưới dạng sóng nước với tốc độ cố định là 186.000 dặm/giây. Giống như sóng biển, sóng ánh sáng có đỉnh sóng (crest) và bụng sóng (trough). Chúng được tính bằng bước sóng và biên độ, bước sóng (wavelength) là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng (tính bằng đơn vị mét dài, 1 bước sóng bằng 1/100,000,000 mét), biên độ (amplitude) là khoảng cách giữa 2 điểm cực của đỉnh sóng và bụng sóng.Một cách khác để tính bức xạ của sóng điện từ (SĐT) là tần số (đo bằng hert hoặc vòng/giây) và năng lượng (Vôn). Bước sóng ngắn có tần số và năng lượng cao hơn, bước sóng dài có tần số và năng lượng ngắn hơn.Có sự khác nhau giữa các loại bức xạ SĐT trong đó bao gồm các tia gamma (gamma rays), tia x (x-rays), sóng radio (radio waves), cực tím (ultraviolet) và hồng ngoại (infrared). Tập hợp những chuỗi này gọi là quang phổ điện từ trường, nó chạy theo trật tự của các bước sóng từ dài nhất (sóng radio trong khoảng 1 mm đến vài km) đến ngắn nhất (tia gamma từ 0.1 na nô mét đến 1/1/10,000,000,000 mét)Mắt người chỉ cảm nhân được bức xạ SĐT ở bước sóng trong khoảng 780 na nô mét đến 380 na nô mét. Đậy là một đoạn ngắn gọi là quang phổ quan sát được hoặc vùng ánh sáng nhìn thấy. Đây chính là cái mà người ta ám chỉ khi nói từ “ánh sáng” (tuy nhiên, nói cho đúng, tất cả những bức xạ SĐT đều là ánh sáng). Tia hồng ngoại nằm ngay dưới ánh đỏ, tia cực tím nằm ngay trên ánh tím. Cả hai tia này (hồng ngoại và cực tim) đều không quan sát được với người và các loài vật khác (1 số loài bò sát có thể thấy tia hồng ngoại và 1 số loài côn trùng nhìn thấy được tia cực tím.)Quang phổ nhìn thấy bao gồm nhiều màu quan sát được, phân biệt bằng bước sóng và biên độ. Bước sóng xác định màu, biên độ xác định độ sáng. Trong những màu này, mắt người có thể phân biệt được 10.000 màu. Tuy nhiên, vùng quang phổ nhìn thấy thường được nhận ra bởi 7 màu đặc trưng mà ta thấy trong cầu vồng. Năm 1666 Isaac Newton đặt tên cho chúng là red (đỏ), orange (cam), yellow (vàng), green (lục), blue (lam), indigo (chàm), và violet (tím) – viết tắt cho dễ nhớ là ROY G BIV.Thông thường hơn, quang phổ được sắp xếp theo trật tự bước sóng, ngắn nhất và dài nhất, và được chia ra làm các phần rõ ràng như tím (380-450nm), lam (450-490nm), lục (490-560nm), vàng (560-590nm), cam (590-630), và đỏ (630-780):Sự kết hợp những sóng ánh sáng này tạo ra ánh sáng trắng, chúng ta vẫn thấy nó từ mặt trời hay các nguồn sáng nhân tạo. Việc tách thành các màu riêng lẻ (từ ánh sáng trắng) chỉ có thể quan sát được trong các điều kiện cụ thể nào đó. Điều này xảy ra ở cầu vồng trong tự nhiên; nó cũng xảy ra khi ánh sáng trắng khúc xạ qua một thấu kính. Thực tế, việc này đã được thí nghiệm bằng 1 thấu kính vào năm 1666, Newton đã chứng minh 1 cách thuyết phục rằng những gì ta thấy qua sự khúc xạ là các phần tử tạo nên ánh sáng trắng, điều này có nghĩa là ánh trắng không phải là đồng nhất mà là tổ hợp của vô số các màu ở những bước sóng khác nhau.Nguồn sáng]Ánh sáng đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bởi màu sắc phụ thuộc vào sự phản xạ ánh sáng từ các vật thể, bản chất của nguồn sáng là vô cùng quan trọng. Nguồn sáng rõ ràng nhất mà chúng ta biết được là mặt trời; các nguồn khác gồm có ánh lửa và các loại đèn điện. Hẳn là còn nhiều nguồn sáng khác chưa biết đến.Chúng ta đã hiểu ánh sáng như 1 dạng năng lượng. Nhìn chung, quá trình phát sáng, tái phát sáng hoặc các dạng năng lượng khác chuyển thành ánh sáng… đều tạo ra ánh sáng. Các kiểu tạo ra ánh sáng phổ thông nhất là.• Sự nóng sángChất lỏng hoặc rắn bị đót ở nhiệt độ 1000K hoặc lớn hơn sẽ phát sáng. Ánh sáng mặt trời là 1 nguồn nóng sáng tự nhiên (khoảng 5800 K trên bề mặt), cũng như 1 ngọn nến. Nguồn sáng nhiệt thông dụng nhất là bóng đèn sợi đốt khoảng 2854 K• Sự bốc hơi. Các loại hơi tỏa sáng khi có dòng điện đi qua chúng. Bản chất của ánh sáng từ khí dựa vào việc ga sử dụng như vật dẫn diện. Hơi thường ở mật độ rất thấp dùng để truyền dẫn, qua việc thay đổi mật độ của hơi sẽ làm thay đổi bản chất ánh sáng sinh ra từ nó. Các nguồn bốc hơi thông thường là natri, thủy ngân và (xenon)• Quang hóaPhốt pho là 1 loại chất có thể thu sáng và tái phát sáng. Việc này sẽ làm thay đổi bản chất ánh sáng. Khi hai quá trình thu sáng và phát sáng xảy ra cùng 1 thời điểm nguồn sáng khi này gọi là huỳnh quang (florescent); khi quá trình tái phát sáng tiếp tục diễn ra sau khi có ánh sáng gọi là lân quang (phosphorescent).Ví dụ rõ ràng về nguồn huỳnh quang đó là đèn sợi đốt dạng ống (bên trong có phủ phốt pho).Sự phát sángỞ điểm này cần lưu ý rằng lý thuyết khoa học về màu sắc sử dụng lý thuyết nguồn sáng để xác định tính chất màu của ánh sáng, hoặc màu hoặc ánh sáng đều là các nguồn sáng thực. Các nguồn sáng mẫu này gọi là blackbodies (Vật thể đen – tiếp nhận mọi nguồn sáng mà không có phản xạ hay truyền dẫn) hay còn gọi là bức xạ Planck (Planckian radiators) (Sau khi nhà vật lý người Đức Max Planck phát triển Định luật Planck – 1 công thức xác định sự phân bố năng lượng quang phổ dựa trên nhiệt độ). Khái niệm sourse dùng trong lý thuyết màu sắc để xác định nguồn vật lý của ánh sáng, ví dụ như bóng đèn. Trong mô hình lý thuyết, khái niệm được sử dụng là phát sáng (illuminant) (dựa vào black body).Nguồn sáng, nguồn sáng thật hay chiếu sáng, được nhận biết trước hết là nhiệt độ màu sắc và sự phân bố năng lượng dạng quang phổ.Nhiệt độ màu (Color Temperature)Nhiệt độ màu ám chỉ độ nóng của 1 nguồn sáng. Khi nhiệt độ màu sắc thay đổi, cấu trúc của ánh sáng dưới dạng năng lượng tương đương của nó là bước sóng cũng thay đổi.Nhiệt độ màu luôn được tính bằng Kelvins, đơn vị đo lường theo nhiệt giai Kelvin (ký hiệu là K). Hệ thống này được phát triển vào năm 1848 bởi Lord Kelvin (William Thomson) để đo nhiệt độ tuyệt đối. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,15K, trừ đi 459.6 sẽ có nhiệt độ Fahrenheit (độ F).Sự phân bố năng lượng dạng quang phổSự phân bố năng lượng dạng quang phổ chỉ các bước sóng tạo bởi ánh sáng tỏa ra từ nguồn sáng hoặc phát sáng ở 1 nhiệt độ màu cụ thể. Khi ở nhiệt độ thấp hơn, các nhiệt màu tỏa ra bước sóng dài hơn (đỏ đến vàng) ở mức độ mạnh hơn các màu có bước sóng ngắn (lam đến tím). Khi vật đen nóng hơn tỏa ra tất cả các bước sóng với sự phân bố đều hơn, có xu hướng mạnh hơn 1 chút ở bước sóng lam và tím.Các sơ đồ dưới đây mô tả các sự phân bố năng lượng dạng quang phổ cho nguồn sáng CIE và nguồn illuminant.So sánh 2 sơ đồ về sự phân bố năng lượng dạng quang phổ giữa ánh sáng ban ngày (trung bình) và nguồn đèn huỳnh quang:Chú ý nguồn huỳnh quanh tương đối thấp ra sao về mặt năng lượng tương đương so với nguồn CIE Source A (bóng đèn sợi đốt khác) và ánh sáng ban ngày; (và chú ý) năng lượng tương đương có các đỉnh nhọn ở giữa các bước sóng. Loại phân nhánh này cũng là đặc thù của đèn khí.Các đối tượng nhìn trong “nóng hơn” ánh sáng sẽ xuất hiện màu 1 cách rõ rang hơn những đối tượng nhìn trong ánh sáng “lạnh hơn”. Màu lam nhìn trong ánh sáng lạnh trông tối hơn, màu lục sẽ hơi ngả vàng và màu tím trông đỏ hơn bởi cường độ thấp của bước sóng lam-tím của quang phổ.Quang trắcQuag trắc là 1 phép tính các thuộc tính của ánh sáng, tuy nhiên thường được hiểu là tính cường độ và thông lượng. Cường độ phát sáng trong bóng tối hay độ chói, được tính bằng 1 phần năng lượng nguồn sáng, đơn vị là Can - đê – la (candelas). Lượng ánh sáng thoát ra từ nguồn sáng được tính bằng đơn vị Lu – mem (Lumens). Cả hai đơn vị này đều rất phức tạp. Dưới đây là dạng đơn giản hóa.1 candela là cường độ của ánh sáng tỏa ra trên 1/50 của 1 cm2 trên bề mặt vật đen ở nhiệt độ 20461 lumen tương đương với 1 luồng ánh sáng rọi ra từ 1 nguồn – cường độ của nó tương đương 1 candela.dprismteam dịch từ : http://dba.med.sc.edu/(Còn tiếp)<br>
<br>
90⁰ ~ 650mlChỉnh sửa bởi chai vào 11-06-2008 05:31<br>

<!-- forum using plugin: "View more threads same category" of chiplove.9xpro -->

<h4 style="margin-top:1em">View more latest threads same category:</h4>
<ul style="margin:0.7em 2em;">
<li><a title="Thứ tự in chồng màu trong in 4 màu" href="showthread.php?27574">Thứ tự in chồng màu trong in 4 màu</a> </li>

<li><a title="Hiệu chỉnh máy đo màu kích thích ba thành phần" href="showthread.php?27571">Hiệu chỉnh máy đo màu kích thích ba thành...</a> </li>

<li><a title="Màu gốc" href="showthread.php?27299">Màu gốc</a> </li>

<li><a title="Nghệ thuật phối mầu sắc trong thiết kế và in ấn" href="showthread.php?27221">Nghệ thuật phối mầu sắc trong thiết kế và in...</a> </li>

<li><a title=" Muốn in màu catalogue là đen tuyền , chỉnh thông số thế nào
" href="showthread.php?15609">Muốn in màu catalogue là đen tuyền , chỉnh...</a> </li>

<li><a title=" hỏi cách nhũ vàng
" href="showthread.php?15600">hỏi cách nhũ vàng</a> </li>

<li><a title=" Cảm nhận ánh sáng và màu sắc của con người
" href="showthread.php?15561">Cảm nhận ánh sáng và màu sắc của con người</a> </li>

<li><a title=" Màu sắc và tram - những hiểu biết cơ bản
" href="showthread.php?15550">Màu sắc và tram - những hiểu biết cơ bản</a> </li>

<li><a title=" Bảng pha màu cơ bản in lưới???
" href="showthread.php?15537">Bảng pha màu cơ bản in lưới???</a> </li>

<li><a title=" Cách pha màu Mino - In lịch tết
" href="showthread.php?15518">Cách pha màu Mino - In lịch tết</a> </li>
</ul>